Nguồn gốc Công_tước

Tại Trung Quốc, vào thời phong kiến cổ đại Trung Quốc, tước "Công" đứng đầu trong ngũ đẳng, bao gồm: "Công, Hầu, , TửNam". Nguyên chữ [Tước; 爵] là một loại dụng cụ uống rượu thời nhà Chu, các chư hầu cần căn cứ 5 loại địa vị khác nhau sẽ mang một "tước" khác nhau, do vậy những Công hầu này được gọi chung là Tước vị (爵位)[1].

Giai đoạn Tây Chu, thời kỳ mà các Thiên tử vẫn còn địa vị rất mạnh, chính quyền nhà Chu dần hình thành hệ thống chư hầu, ngoài Thiên tử mang tước Vương thì tước Công là lớn nhất. Tuy tương đối hạn chế, nhưng các Công quốc cũng phát triển rất lớn mạnh và là nền tảng trong các chư hầu, thời đầu Tây Chu có 4 nước được sơ phong làm Công, gồm Tống, Quắc, ChuNgu. Sang thời Xuân Thu, bắt đầu xuất hiện rất nhiều Công quốc lớn mạnh, ảnh hưởng đến thời cuộc, phải kể đến LỗTrịnh. Sang thời Chiến Quốc, thời kỳ "Lễ băng Nhạc hư", Ngũ đẳng Tước chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, các nước tự xưng Vương.

Thời nhà Tần, triều đình theo chế độ "Nhị thập đẳng tước" (二十等爵), song trong đó không có tước Công, sau tước Vương là liền đến Hầu tước. Triều đại nhà Hán mô phỏng nhà Tần, cũng không phong tước Công vào hàng tước hiệu chính thức, chư hầu khác họ đều chỉ phong Hầu. Nếu phong tước Công, chỉ là trường hợp Nhị vương Tam khác (二王三恪) đặc thù thời nhà Chu, tức là chỉ phong các hậu duệ triều đại trước, hàm ý vỗ về trấn an. Thời Hán Thành Đế, hậu duệ nhà Chu là Chu Thừa Hưu hầu cùng hậu duệ nhà ThươngÂn Thiệu Gia hầu phong lên Công, sang thời Hán Bình Đế sửa làm Trịnh công (鄭公) cùng Tống công (宋公). Đến Đông Hán, các con trai của Hán Quang Vũ Đế cũng có tước Công, sau cũng nâng thành Vương, đến cuối thời Đông Hán mới có Tào Tháo thụ phong Ngụy công (魏公), địa vị đặc biệt ở trên các Vương.